Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp. Dạy cho các em ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia lao động, hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản, làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh.
Thực tế việc giáo dục KNS đã được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học, tiết học. Để giáo dục KNS có hiệu quả cao, theo tôi, chúng ta cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
+ Biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp: GV cần dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp, của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS giao tiếp, trao đổi, ứng sử với mọi người xung quanh cho các em. Giúp HS biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết đặt câu hỏi với thầy cô giáo và người lớn các vấn đề chưa hiểu rõ, biết nói ra chủ kiến, chính kiến của mình.
+Biện pháp rèn kĩ năng tự chăm sóc bản thân: HS Tiểu học cần có khả năng chăm sóc bản thân: tự lập trong việc mặc quần áo, đi giày dép, ăn uống, vệ sinh cá nhân… Ngoài ra HS Tiểu học cần phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, đồng thời cũng phỉa biết ăng các loại thực phẩm có đủ chất cho sự phát triển cơ thể.
+ Biện pháp rèn luyện kĩ năng qua môn đạo đức: giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2. Giáo dục kĩ năng sống môn đaọ đức nhằm bước đầu trang bị cho các em kĩ năng sống cần thiết ở lứa tuổi tiểu học giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình với thầy cô giao, bạn bè và những người xung quanh, cộng đồng, quê hương, đất nước và môi trường thiên nhiên. Thông qua giáo dục kĩ năng sống của môn đạo đức giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, lành mạnh, tự tin, biết hợp tác, có kỉ luật, có mục đích, có kế hoạch, sống gọn gàng ngăn nắp. Giáo dục các em trở thành người con ngoan trong gia đình, là học sinh tích cực trong nhà trường là công dân tốt của xã hội. GVCN làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm của HS.
Trên đây là một số hình ảnh rèn kỹ năng sống cho học sinh cách gấp chăn màn.
Các em học sinh bán trú gấp chăn màn
Các em học sinh chăm sóc bồn hoa cây cảnh
Các em học sinh rửa bát
Các em học sinh tổng vệ sinh
Qua một số rèn các kỹ năng như gấp chăn màn, kỹ năng chăm sóc bồn hoa. Kỹ năng rửa bát đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh bán trú là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, thời gian qua, hoạt động rèn kỹ năng sống đã mang lại hiệu quả, góp phần tích cực nâng cao tính tự giác của các em học sinh. Nhà trường còn quan tâm đến chất lượng giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh. Luôn tạo điều kiện thuận lợi để các em tham gia các hoạt động, như: Thực hiện nội quy nội trú, cách vệ sinh cá nhân và giữ gìn môi trường xung quanh … Thông qua đó, giúp các em hiểu biết về những kiến thức xã hội cần thiết, học tập tốt, biết tự bảo vệ mình và tự tin hoàn thiện bản thân./.