TỔNG KẾT 03 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1; 02 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SGK LỚP 2; 01 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SGK LỚP 3 TẠI TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC MƯỜNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Thứ hai - 29/05/2023 10:21
Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 25/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thẩm định tài liệu giáo dục địa phương;
Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 25/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thẩm định tài liệu giáo dục địa phương;
  Căn cứ kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023,Trường PTDTBT Tiểu học Mường Anh tổng kết 3 năm  triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1; 2 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 2; 1 năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 3 tại địa phương theo GDPT 2018 như sau.
 


                                                          Cô giáo: Vi Thị Huyền dạy tiết Tiếng Việt tại lớp 1A1

1. Thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, 2,3.
       a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 tại nhà trường.
100% học sinh được học 2 buổi/ ngày; thời lượng đúng quy định theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học năm học 2020-2021;2021-2022, 2022-2023 đối với lớp 1; năm học 2021-2022, 2022-2023 đối với lớp 2; năm học 2022-2023 đối với lớp 3. 
 
Cô giáo: Nguyễn Thị Thu dạy tiết Toán tại lớp 2A1
Kế hoạch dạy học: được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, đảm bảo phân bố hợp lý giữa các nội dung giáo dục; Thời khóa biểu sắp xếp khoa học, phù hợp thực tế của nhà trường, đúng hướng dẫn của cấp trên.
Nhà trường thực hiện nghiêm, đúng kế hoạch. Các hoạt động giáo dục của nhà trường được cha mẹ học sinh và nhân dân đồng tình. Nhà trường luôn cha mẹ học sinh quan tâm và có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất đã  tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động hiệu quả. So với kế hoạch đầu năm học, nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Nhà trường triển khai dạy học tích hợp chương trình GDĐP, GD kỹ năng sống, GDQPAN  lớp 1, lớp 2, lớp 3 và GDATGT, …. Tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối 1,2,3 theo hướng dẫn tại văn bản số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 có hiệu quả.
b) Tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Chỉ đạo các trường lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Tích cực chủ động sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên trau dồi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn dạy học ở các lớp 1, lớp 2, lớp 3.

Năm học 2022-2023  trường đã tổ chức nhiều hoạt động để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh như: Giáo dục kĩ năng sống cho các em vào các buổi chiều thứ hai hàng tuần như kĩ năng rửa tay, kĩ năng gấp chăn màn, kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân...., trang trí “Cây từ vựng”,  tham gia Ngày hội đọc sách, tăng cường tiếng Việt giúp các em học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 có kĩ năng tự tin, mạnh dạn thể hiện năng lực, phát huy khả năng sáng tạo, tự khám phá của bản thân trong học tập. Triển khai thực hiện các giải pháp dạy học tiếng Việt lớp 1, lớp 2,, lớp 3 trên truyền hình; tăng cường kiểm tra, khảo sát để nắm tình hình thực hiện chuyên mục dạy tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3 có phương án hỗ trợ kịp thời giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, đảm bảo cuối năm học, học sinh đạt được yêu cầu cần đạt của môn tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường, cụm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường đồng thời thống nhất các phương pháp dạy học chung các môn học, bên cạnh đó thành lập nhóm cốt cán chuyên môn cấp trường nhằm tháo gỡ khó khăn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên trong việc triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3.
Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020. Chỉ đạo Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2 lần / tháng; tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc sinh hoạt chuyên môn theo nghiêm cứu bài học thực hiện đầy đủ 4 bước. Sau mỗi chuyên đề nhà trường tổ chức cho giáo viên trao đổi, chia sẻ tập trung vào hoạt động của học sinh, cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh,… rút kinh nghiệm và áp dụng phù hợp với từng lớp.
c) Thực hiện đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học. Nhà trường triển khai, nghiên cứu Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Thông tư đánh giá học sinh tiểu học đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đánh giá học sinh tiểu học, giáo viên trong toàn trường. Chỉ đạo các tổ đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng động viên khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh, giúp học sinh phát huy hết khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời công bằng khách quan, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, làm hồ sơ và tổng hợp đánh giá học sinh trên phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia, giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian để giáo viên nghiên cứu thiết kế bài dạy, chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học...
Đánh giá về kết quả học tập của học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo yêu cầu cần đạt của Chương trình đối với các môn học, năng lực, phẩm chất. Chất lượng giáo dục phẩm chất,  năng lực học sinh có sự chuyển biến tích cực, học sinh học theo Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 được đánh giá thường xuyên, định kì đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuyên môn trường  đã tổ chức kiểm tra, khảo sát kết quả dạy học đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 tại lớp, rút kinh nghiệm.
Hạn chế:
Còn 0.9 % học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 các lớp chưa hoàn thành được yêu cầu về kĩ năng  viết, 10% chưa hoàn thành kĩ năng đọc. Mức độ nhận thức của học sinh là người dân tộc thiểu số vùng cao không đồng đều.
d) Đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên thực hiện Chương trình, SGK lớp 1 lớp 2 lớp 3, năm học 2022-2023.
- Đối với giáo viên dạy lớp 1, lớp 2, lớp 3:
Chuyên môn trường tiến hành dự giờ, đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3. Đa số giáo viên dạy lớp 1, lớp 2, lớp 3 hiểu rõ và nắm được phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên đã quan tâm đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy khả năng, năng lực bản thân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
           Hạn chế: Một số giáo viên dạy lớp 1, 2, 3 thực hiện chương trình và sách giáo khoa 2018 chưa tự tin trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 1

đ) Đánh giá về ưu điểm, hạn chế của sách giáo khoa các môn học ở lớp 1 (sau 03 năm tổ chức dạy học), đối với lớp 2 (sau 02 năm tổ chức dạy học), đối với lớp 3 (sau 01 năm tổ chức dạy học).
- Đối với sách giáo khoa lớp 1 lớp 2 lớp 3:
+ Ưu điểm: Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ rõ ràng hấp dẫn. Nội dung các bài học, các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng. Màu sắc đẹp, tranh ảnh minh họa rõ ràng. Các mạch kiến thức đảm bảo nội dung yêu cầu theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nội dung sách giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực, chú trọng năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Sử dụng từ ngữ quen thuộc, phù hợp với địa phương. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, các chữ viết, các kí hiệu đúng theo quy định của Bộ, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Hạn chế: Chất lượng giấy in chưa tốt, học sinh sử dụng một thời gian sách bị quăn góc, bong gáy.

         Đối với lớp 1:
Môn Tiếng Việt 1, phần âm, phần vần kiến thức bài dài so với thời lượng học tập 1 tiết (35 phút). Thời gian học phần âm, vần nhanh học sinh chưa nhớ, chưa nắm chắc được âm vần đã chuyển sang phần tập đọc ngay. (Từ tuần 19 trong khi đó chương trình cũ hết tuần 25 mới học xong vần). Môn Toán 1, thời gian học đầu học kì 1 học sinh chưa đọc được lệnh và các yêu cầu của môn toán, cho nên giáo viên phải hỗ trợ đọc lệnh và các yêu cầu của bài, phần nào ảnh hưởng đến thời gian tiết học. Môn Âm nhạc 1, Nội dung trong mỗi tiết dạy (hơi nặng so với học sinh lớp 1. Ví dụ: Trong 1 tiết dạy có nhiều hoạt động như: Hát, nhạc cụ, trải nghiệm và khám phá...). Môn Đạo đức 1, đa số đều có phần khởi động là hát.       Học sinh lớp 1 chưa biết đọc, thuộc ít bài hát, nhất là bài hát cần phù hợp với nội dung học nên rất khó thực hiện.
          Đối với lớp 2:
Môn tiếng Việt, một số bài kênh chữ nhiều hơn kênh hình làm bài học nặng nề gây rối học sinh; số lượng văn bản thơ nhiều, phần luyện nói khó đối với học sinh dân tộc. Phần viết đoạn (Tập làm văn): Mỗi tuần 1 bài đối với lớp 2 là quá nhiều, nhiều tiết Luyện tập viết đoạn văn trong các tuần trùng lặp. Vở tập viết một bài khá dài (không đủ thời gian viết). Môn Toán 2 nội dung bài chưa thiết kế gọn trong một trang, phần trò chơi chiếm nhiều diện tích sách; Bài tiền Việt Nam toàn các hình ảnh tiền ngày xưa. Môn Toán 2: Bài giới thiệu tiền Việt Nam: Phần khám phá ra mắt những tờ tiền nước ta: Cần thay thế sửa chữa Những tờ tiền 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng. (Các tờ tiền này không còn lưu hành) cần thay thế bằng những tờ tiền hiện đang lưu hành như: 5.000 đồng; 10.000 đồng. Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học cần rõ hơn.
          Đối với lớp 3:
Môn tiếng Việt, phần viết sáng tạo ở một số bài khó với học sinh.  Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3. Câu hỏi phần bài đọc nhiều. Phần luyện tập yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.” Đối với môn Toán 3: Kênh hình nhiều.  Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà. Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu.  Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 4 trang 118).  Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh.
e). Thực hiện đổi mới quản trị nhà trường trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa lớp 1,2,3.
          Nhà trường giao quyền tự chủ cho giáo viên; Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá các bản mẫu sách giáo khoa để đề xuất với tổ chuyên môn lựa chọn theo quy định. Tham gia góp ý vào xây dựng sách Giáo dục địa phương…
GV được tự chủ chuyên môn, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.các lớp với những điều kiện khác nhau có thể thực hiện chương trình theo kế hoạch khác nhau, để phù hợp với học sinh, điều kiện của lớp, có thể điều chỉnh bài học trong bao nhiêu tiết, tùy vào nhận thức của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy-học  

2. Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh lớp 1,2,3.
         Chất lượng dạy học lớp 1,2,3 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô phần lớn học sinh đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
3. Đánh giá chung
a) Ưu điểm
          Nhà  trường nghiêm túc nghiên cứu và triển khai đầy đủ kịp thời văn bản chỉ đạo về Chương trình, sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 của các Bộ, Ban ngành Trung ương, địa phương. Tích cực tuyên truyền đến cha mẹ học sinh, cộng đồng nhân dân các dân tộc về chủ trương đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở, Phòng  Giáo dục và  Đào tạo, UBND huyện về lựa chọn sách giáo khoa, tổ chức cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên tập huấn bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 3 năm học 2022-2023.
          Tích cực huy động các nguồn lực, kinh phí để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp  cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học bổ sung cho nhà trường đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chính quyền và nhân dân đồng thuận với chủ trương đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi và tích cực chăm lo đến việc học tập, huy động con em ra lớp đầy đủ và chủ động mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1, 2, 3 phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường; đảm bảo tỷ lệ 1,0 phòng học/lớp; không gian trường, lớp được quan tâm vệ sinh, trang trí sạch đẹp, hấp dẫn, đã mua sắm đủ bộ thiết bị tối thiểu môn Toán, tiếng Việt cho học sinh lớp 1,2,3.  100% cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1, 2, 3 hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nền nếp dạy học ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh lớp l,2,3 đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục. Tuy bước đầu gặp một vài khó khăn nhưng chương trình GDPT mới đã giúp học sinh và giáo viên năng động, sáng tạo hơn. Cha mẹ học sinh đồng lòng ủng hộ tạo được niềm tin trong nhân dân.

b) Tồn tại, hạn chế
           Học sinh dân tộc vào học lớp 1 vốn tiếng Việt còn nhiều hạn chế, đặc biệt một số học sinh gia đình còn khó khăn. Nhà trường có 3 điểm bản lẻ. Việc không tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu tiếng Việt tập trung toàn trường thường xuyên, cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp của học sinh dân tộc.
       Một bộ phận học sinh lớp 1, lớp 2 học tại các điểm trường lẻ xa trung tâm xã nên việc đi lại khó khăn. Năng lực giao tiếp và hợp tác hạn chế dẫn đến học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
Năm học 2020-2021 và 2021-2022. Do tình hình dịch Covid-19, việc triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 còn gián đoạn, ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ, chất lượng, hạn chế thời gian, ít được tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình mới. Các chương trình tập huấn chủ yếu thông qua trực tuyến, thực hành trên môi trường mạng.

c) Bài học kinh nghiệm
Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến cha mẹ học sinh, cộng đồng nhân dân các dân tộc, chính quyền địa phương để nhận được sự đồng thuận trong quá trình triển khai và thực hiện.
Triển khai đầy đủ, kịp thời văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành đảm bảo được thông suốt, liền mạch về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ động xây dựng các loại kế hoạch giáo dục, thành lập tổ cốt cán chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra, tư vấn chia sẻ, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai thực hiện và nhân rộng các cá nhân thực hiện tốt Chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
           Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông xác định rõ trọng tâm trọng điểm nội dung tuyên truyền theo lộ trình của chương trình GDPT 2018
Chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
- Chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho chương trình dạy lớp 4 trong năm học tới.
- Lập kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên có đầy đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu dạy lớp 4 theo quy định hiện hành.
- Tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để giáo viên tiếp cận trước những phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
         Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề để CB,GV trao đổi chuyên môn giữa các trường. Chủ động tham mưu UBND huyện để tăng cường GV. Đồng thời rà soát cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung (có chọn lọc), ưu tiên thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1,2,3,4 theo TT 43 của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo, đài địa phương, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website

 

 

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi